Cách làm nghị luận về ý kiến bàn về văn học hiệu quả nhất.
Xin tất cả mọi người, hôm nay thực sự mình cảm thấy rất hứng thú với bài viết này và muốn ngay lập tức chia sẻ nó tới mọi người vì tính chất và tầm quan trọng của nó đến điểm số của các bạn trong bài thi.
Bạn nào theo dõi Hocvan12 thì chắc chắn đã nắm được lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia (ai chưa xem thì có thể đọc thêm ở bên dưới )
XEM THÊM: Lộ trình hiện thực hóa 9 điểm môn văn trong kì thi THPT Quốc Gia 2019
Trước khi bắt đầu đi vào việc ôn lại kiến thức của lớp 11 vào ngày 1-8-2018 thì bài viết này có thể coi như là tiền đề để các bạn có thể bắt đầu không chỉ riêng gì giai đoạn 1 này mà là tất cả giai đoạn tiếp trong lộ trình ôn thi của Hocvan12.
Mình sẽ giải thích rõ hơn là vì sao lại như vậy, các bạn vẫn luôn nghĩ rằng việc phân tích văn bản mới là bản chất là tiền đề để có làm mọi đề. Đúng là như vậy nhưng mà nó chỉ đúng với vài năm về trước và đúng với các em học cấp học dưới chúng ta. Còn các bạn thì nên thay đổi quan niệm đó dần đi vì việc phân tích văn bản bây giờ đã có sơ đồ tư duy lo liệu cả rồi, một sơ đồ tư duy chi tiết hoàn toàn có thể thay thế cho việc bạn làm một bài phân tích văn bản.
Còn nghị luận bàn về ý kiến văn học thì sao? Khi làm dạng bài này bạn phải kết hợp nhuần nhuẫn ba phương pháp lập luận chính: giải thích, phân tích và bàn luận nó đồng nghĩa với việc bạn đang làm một bài phân tích + một bài cảm nhận văn học + một bài nghị luận xã hội và xa hơn nữa dạng bài có thể là một câu hỏi 5 điểm trong đề thi và còn tiền đề giúp các bạn hoàn thành tốt kiểu bài so sánh hai vấn đề, hai hiện tượng vì hai dạng bài này có nhiều nét rất tương đồng và bổ trợ rất nhiều cho nhau.
Với những gì kể trên mong rằng bạn sẽ thay đổi quan niệm của mình về việc dạng bài nào mới là tiền đề trong việc học tập của mình. Và ngay từ bây giờ sau khi học một văn bản mới nào thì đừng nghĩ tới việc phân tích văn bản đó làm gì cho mất thời gian thay vào đó hãy vẽ một sơ đồ tư duy và bắt tay vào một bài bình luận. Như vậy bạn sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn nhiều và tạo được những ý quan trọng cho các kiểu đề sau này.Vậy nên, hãy nghiên cứu kĩ bài viết này nha.
Đây là sơ đồ tổng quan về các làm dạng bài này mà mình đã cung cấp cho các bạn ở trong bài viết
"Nắm giữ nghị luận văn học trong tay chỉ bằng một nốt nhạc". các bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn. Bây giờ mình sẽ phân tích kĩ sơ đồ này cho các bạn nắm rõ được phương pháp làm. Nhưng trước khi bắt đầu thì các bạn nên nhớ kĩ kiểu bài này luôn có 2 dạng:
Tại sao mình lại phân ra như vậy vì phân tích một vấn đề thì các bạn có thể làm bình thường, nó khá giống với dạng bài nghị luận xã hội. Nhưng nếu là nhiều vấn đề (chủ yếu là hai ) thì trước khi làm các bạn phải xác định rõ 2 vấn đề trên cũng làm rõ một vấn đề hay nói về 2 vấn đề khác nhau, từ đó nhận định 2 vấn đề đó cùng đúng, cùng sai hay một đúng một sai. Đây chính là bước tìm hiểu đề.
Đây là một phần bắt buộc phải nhớ vì khi làm bài nó sẽ tạo thành một vòng tròn cứ như vậy. Thế nên lúc nào các bạn cũng phải bám sát theo vấn đề của đề bài đặt ra là gì.
XEM THÊM: BÍ QUYẾT đạt điểm tối đa bài đọc hiểu với sơ đồ tư duy
XEM THÊM:Nghị luận xã hội sao? Thật đơn giản với BẢO BỐI này
Bạn nào theo dõi Hocvan12 thì chắc chắn đã nắm được lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia (ai chưa xem thì có thể đọc thêm ở bên dưới )
XEM THÊM: Lộ trình hiện thực hóa 9 điểm môn văn trong kì thi THPT Quốc Gia 2019
Trước khi bắt đầu đi vào việc ôn lại kiến thức của lớp 11 vào ngày 1-8-2018 thì bài viết này có thể coi như là tiền đề để các bạn có thể bắt đầu không chỉ riêng gì giai đoạn 1 này mà là tất cả giai đoạn tiếp trong lộ trình ôn thi của Hocvan12.
Mình sẽ giải thích rõ hơn là vì sao lại như vậy, các bạn vẫn luôn nghĩ rằng việc phân tích văn bản mới là bản chất là tiền đề để có làm mọi đề. Đúng là như vậy nhưng mà nó chỉ đúng với vài năm về trước và đúng với các em học cấp học dưới chúng ta. Còn các bạn thì nên thay đổi quan niệm đó dần đi vì việc phân tích văn bản bây giờ đã có sơ đồ tư duy lo liệu cả rồi, một sơ đồ tư duy chi tiết hoàn toàn có thể thay thế cho việc bạn làm một bài phân tích văn bản.
Quan niệm sai lầm về tiền đề học văn |
Còn nghị luận bàn về ý kiến văn học thì sao? Khi làm dạng bài này bạn phải kết hợp nhuần nhuẫn ba phương pháp lập luận chính: giải thích, phân tích và bàn luận nó đồng nghĩa với việc bạn đang làm một bài phân tích + một bài cảm nhận văn học + một bài nghị luận xã hội và xa hơn nữa dạng bài có thể là một câu hỏi 5 điểm trong đề thi và còn tiền đề giúp các bạn hoàn thành tốt kiểu bài so sánh hai vấn đề, hai hiện tượng vì hai dạng bài này có nhiều nét rất tương đồng và bổ trợ rất nhiều cho nhau.
Với những gì kể trên mong rằng bạn sẽ thay đổi quan niệm của mình về việc dạng bài nào mới là tiền đề trong việc học tập của mình. Và ngay từ bây giờ sau khi học một văn bản mới nào thì đừng nghĩ tới việc phân tích văn bản đó làm gì cho mất thời gian thay vào đó hãy vẽ một sơ đồ tư duy và bắt tay vào một bài bình luận. Như vậy bạn sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn nhiều và tạo được những ý quan trọng cho các kiểu đề sau này.Vậy nên, hãy nghiên cứu kĩ bài viết này nha.
1: Phương pháp làm bài nghị luận về ý kiến bàn về văn học
Đây là sơ đồ tổng quan về các làm dạng bài này mà mình đã cung cấp cho các bạn ở trong bài viết
"Nắm giữ nghị luận văn học trong tay chỉ bằng một nốt nhạc". các bạn có thể xem lại để hiểu rõ hơn. Bây giờ mình sẽ phân tích kĩ sơ đồ này cho các bạn nắm rõ được phương pháp làm. Nhưng trước khi bắt đầu thì các bạn nên nhớ kĩ kiểu bài này luôn có 2 dạng:
- Dạng 1: nêu ý kiến nhận định về một vấn đề, một hiện tượng, quan niệm...
- Dạng 2: nhiều ý kiến, nhận định, quan niệm,...
Tại sao mình lại phân ra như vậy vì phân tích một vấn đề thì các bạn có thể làm bình thường, nó khá giống với dạng bài nghị luận xã hội. Nhưng nếu là nhiều vấn đề (chủ yếu là hai ) thì trước khi làm các bạn phải xác định rõ 2 vấn đề trên cũng làm rõ một vấn đề hay nói về 2 vấn đề khác nhau, từ đó nhận định 2 vấn đề đó cùng đúng, cùng sai hay một đúng một sai. Đây chính là bước tìm hiểu đề.
a/ Mở bài:
Đây là một phần khá cơ bản và chắc chắn không quá khó, các bạn chỉ cần nhớ kĩ 3 vấn đề sau là sẽ làm tốt được phần này:- dẫn dắt tác giả tác phẩm: Đối với mình thì mình hay quan sát phần tiểu dẫn của tác giả, tác phẩm để chọn ra một nhận định bao quát nhất về tác giả và mình chắc chắn rằng câu nhận định này ở phần trích dẫn nào cũng có và lấy lo thay cho phần dẫn dắt tác giả vừa ngắn gọn và đủ ý
- Trích dẫn ý kiến: Từ tác giả tác phẩm hãy dẫn dắt tới vấn đề mà đề bài đặt ra, hãy tạo một sợi liên kết giữa tác phẩm và ý kiến (ví dụ: Tây tiến là một tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng nó thể hiện cho vẻ đẹp của người lính nhưng lại có một số ý kiến cho rằng... ). Hãy tạo cho câu văn có sự liên kết với nhau chứ không nên dẫn dắt lan man sẽ phản tác dụng. Các bạn nhớ là phải trích dẫn vấn đề hoặc nếu vấn đề quá dài thì các bạn chỉ cần tóm tắt nội dung vấn đề lại là được
- Thể hiện quan niệm của mình với vấn đề, đúng hay sai, nếu bạn làm tốt phần này nó sẽ gây ra một sự tò mò và hấp dẫn người chấm thi.
b/ Thân bài:
Trước khi bắt tay viết phần thân của bài viết mình muốn các bạn nhớ rõ một quy tắc vô cùng quan trọng: "Ý kiến, nhận định ----> phân tích, giải thích, chứng minh ----> Ý kiến, nhận định".Đây là một phần bắt buộc phải nhớ vì khi làm bài nó sẽ tạo thành một vòng tròn cứ như vậy. Thế nên lúc nào các bạn cũng phải bám sát theo vấn đề của đề bài đặt ra là gì.
- Giải thích(1 điểm ): phần này đã thể hiện rất rõ ở sơ đồ, các bạn chỉ cần bám theo vấn đề giải thích những từ khóa còn chưa sáng tỏ, các hình ảnh, phép tu từ, sau đó kết hợp lại để đi đến ý nghĩa chung của vấn đề (nếu đề yêu cầu giải thích hai vấn đề thì giải thích lần lượt từng vấn đề sau đó đánh giá cả hai vấn đề)
- Chứng minh(1 điểm):
- Nếu đề bài yêu cầu chứng minh một vấn đề thì các bạn chỉ cần phân tích mặt đúng, mặt sai của vấn đề, đúng ở đâu? đúng ở phần nào của văn bản? chi tiết nào của văn bản thể hiện cho mặt đúng đó?... và ngược lại. Chỉ cần bám sát vào vấn đề các bạn sẽ dễ dàng đưa ra được dẫn chứng, phân tích vấn đề và chứng minh nó dựa vào văn bản
- Nếu là hai vấn đề thì các bạn vẫn sẽ phân tích lần lượt từng vấn đề như trên.
- Các bạn bàn luận theo cấu trúc của sơ đồ đã cho: Ý kiến đúng hay sai? đã đầy đủ chưa? tại sao lại cho rằng như vậy? ý nghĩa là gì?
- LƯU Ý: nếu là bàn luận về hai ý kiến ngoài việc làm những bước trên các bạn phải chỉ rõ ý kiến nào đúng ý kiến nào sai, nếu có 1 ý kiến đúng và 1 ý kiến sai thì ý kiến sai có góp phần làm nổi bật lên ý đúng không hoặc nếu cả hai cùng đúng, thì có bổ trợ cùng làm sáng tỏ cho nhau không.
- Cuối cùng là bàn luận mở rộng vấn đề, bạn phải hiểu các mặt của vấn đề để bàn luận như vậy sẽ chặt chẽ hơn.
c/ Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Khẳng định vấn đề theo quan điểm riêng.
2: Một số kinh nghiệm làm bài.
- Đầu tiên: mình có một góp ý nhỏ: các bạn nên làm phần mở bài theo cách dẫn trực tiếp. Đi từ tác giả tác phẩm tới vấn đề. Không cần phải quá hay nhưng vẫn đủ ý đủ điểm. Người chấm thi sẽ cảm nhận được sự xúc tích của bài làm, đọc một mở bài quá dài đôi khi cũng dễ gây nhàm chán
- Thứ hai: luôn luôn phải bám sát vào ý kiến, nhận định. Vì rất có thể ý kiến, nhận định đó chỉ thể hiện quan niệm trong một vài khổ thơ hoặc một đoạn văn nào đó chứ không phải là toàn bài nên chúng ta cần tỉnh táo, chỉ phân tích những cái cần chứ đừng phí thời gian để phân tích cả bài xong không được gì.
- Trong khi làm bài luôn luôn phác thảo nhanh sơ đồ tư duy. Từ đó, các bạn có thể chia bố cục, phân đoạn một cách hợp lý. Khi đó bài viết sẽ dễ nhìn, dễ chấm. Ngoài ra tránh được cách viết lan man.
- Viết bài theo ngôn ngữ riêng của mình, sáng tạo trong hình ảnh và tư duy mới trong cách dùng từ. Làm sao để biến những kiến thức học được thành của mình vì người chấm thi họ không hề muốn đọc một bài viết dài hơn một nghìn chữ toàn là những thứ đã nghe, đã xem, và đã chán, họ thích thú sự sáng tạo và cái mới. Hơn nữa với việc có lối viết riêng bạn cũng sẽ nhận được (0,5 điểm ). Vậy nên đừng bao giờ dựa quá nhiều vào sách tham khảo, hãy tự tin, phát huy bản thân mình.
XEM THÊM:Nghị luận xã hội sao? Thật đơn giản với BẢO BỐI này
Nhận xét
Đăng nhận xét