Nghị luận xã hội sao? Thật đơn giản với BẢO BỐI này.

Xin chào toàn thể các bạn học sinh, rất vui khi được quay trở lại với các bạn. Trong bài viết trước thì mình đã chia sẻ cho các bạn phương pháp để đạt điểm tối đa trong bài đọc hiểu rồi đúng không. Bạn nào chưa đọc thì có thể xem ở đường link dưới đây nha vì nó là một phần rất là quan trọng trong cấu trúc đề thi.

Xem thêm: BÍ QUYẾT ĐẠT  ĐIỂM TỐI ĐA BÀI ĐỌC HIỂU VỚI SƠ ĐỒ TƯ DUY

Thế còn hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn cái gì, thì đương nhiên rồi đó chính là phương pháp để làm một bài văn nghị luận xã hội một cách dễ dàng với sơ đồ tư duy. Bài viết này mình sẽ chia sẻ một các chi tiết từng bước để làm một bài nghị luận xã hội ra sao, Tìm ý như thế nào và cách để lập một sơ đồ tư duy hỗ trợ cho việc làm bài được tốt nhất. Các bạn sẽ có một công thức rõ ràng để có thể áp dụng vào mọi loại đề bài điều đó sẽ khiến cho việc làm văn của các bạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Vậy còn ngại ngùng gì nữa mà không đi tới bài viết hôm nay để cùng hiểu rõ công thức và chinh phục loại bài nghị luận xã hội trong đề thi nha.
BẢO-BỐI-Nghị-luận-xã-hội

1: Công thức làm bài văn nghị luận xã hội

Như các bạn đã biết thì để làm một bài văn không thể nào thiếu được mạch cảm xúc, đặc biệt là khi trong phòng thì không ai bên cạnh, không ai để hỏi bài thì mạnh cảm xúc luôn là nguồn sức mạnh lớn nhất để dẫn lối bạn làm bài. Thế nhưng đôi khi cũng chính vì cảm xúc đã khiến các bạn đi sai hướng, viết nghiêng về cảm xúc của mình mà không hề để ý tới đề bài lúc trước mình đọc nói về cái gì, luận điểm nào quan trọng, thậm chí dẫn tới việc lạc đề và điều mà không ai muốn nhận là các bạn chỉ nhận được 0,25 đến 0,5 điểm cho mỗi bài làm như vậy trong khi bạn vẫn nghĩ là bài làm của mình là khá tốt.

Chính vì hiểu rõ vấn đề mà các bạn mắc phải mà công thức làm bài văn nghị luận xã hội ra đời gồm 3 bước đơn giản giúp bạn dung hòa được giữa các yếu tố của một bài văn nghị luận đó là Đủ ý + dẫn  chứng + cảm xúc. Một bài văn có đầy đủ các luận điểm, luận cứ, dẫn  chứng chặt chẽ đi kèm với một mạch cảm xúc riêng, quan niệm riêng thì còn gì hấp dẫn hơn.

  • Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận

Mọi bài văn nghị luận cho dù người ra đề có thể biến tấu đề bài như thế nào thì điều đầu tiên bạn vẫn phải làm đó là xác định đúng vấn đề cần nghị luận và cần nhớ kĩ lấy nó để khỏi đi sai hướng trong mọi trường hợp. Muốn làm được như vậy,trước tiên bạn xác định được đề tài của văn bản bằng cách trả lời cho một số câu hỏi: Ai? Cái gì? Vấn đề gì? 

Ví dụ một số đề tài tư tưởng đạo lý như: sống đẹp, thành công, thất bại, vượt qua chính mình, đoàn kết, hạnh phúc,...Hoặc một số đề tài hiện tượng xã hội: tai nạn giao thông, cây xanh, bảo vệ môi trường, bạo lực học đường. Từ việc nắm rõ được đề bài đưa ra thuộc đề tài nào bạn có thể dễ dàng xác định được chủ đề chính của đề đưa ra là gì (chú ý đến thái độ, cách đánh giá của văn bản đối với đề tài đặt ra như thế nào, từ đó các bạn sẽ có cái nhìn riêng, quan điểm riêng về vấn đề ). Qua đó lựa chọn ngay trong đầu mình một hình ảnh trung tâm phù hợp thì ngay lập tức bạn đã có định hướng rõ ràng về vấn đề cần nghị luận.

  • Bước 2: hình thành luận điểm
Từ hình ảnh trung tâm vừa xác định được, ngay lập tức não phải của bạn sẽ phải hoạt động và liên tưởng đến những hình ảnh tương tự trong cuộc sống mà mình đã từng gặp phải, đồng thời bán cầu não trái sẽ đảm nhận nhiệm vụ biên soạn, phân tích và phân chia những luận điểm, luận cứ cần thiết. Qua đó ngay lập tức não bộ của bạn sẽ tạo ra một sơ đồ tư duy gồm có hình ảnh trung tâm, các nhánh chính là những hình ảnh bạn thu thập được trong cuộc sống. Bây giờ bạn chỉ cần phác thảo nhanh ra giấy nháp, sắp xếp các luận điểm một cách hợp lý đi kèm là những luận cứ.








  • Bước 3: Phát triển dẫn chứng và hoàn thiện lời văn
Khi các bạn đã có một sơ đồ tư duy gồm các luận điểm, luận cứ rồi thì việc tiếp theo là tiếp tục phát triển các dẫn chứng phục vụ cho từng luận điểm, luận cứ đó. Việc lấy dẫn chứng cũng rất đơn giản vì một phần các dẫn chứng đã đi kèm với những hình ảnh thực tế mà bạn vừa liên tưởng ở bước 2. Nhờ có các nhánh rõ ràng, các dẫn chứng được sắp xếp theo một hệ thống bạn sẽ có một bộ khung vững chắc từ đó có thể lồng ghép mạch cảm xúc vào trong bài văn và không mắc phải lỗi viết lan man, dàn trải, lủng củng.

Sau khi các bạn nắm rõ các bước và luyện tập thật kĩ càng thì khi bắt tay vào làm một đề bài nào đó ngay lập tức trí não của bạn sẽ hình thành ngay một bộ khung sơ đồ đầy đủ các ý, luận điểm, luận cứ, dẫn chứng phù hợp với từng loại đề nghị luận xã hội:

















2: Ý nghĩa, lưu ý khi làm bài nghị luận xã hội với sơ đồ tư duy

  • Ý nghĩa
Vấn đề xã hội trở nên gần gũi, thực tiễn bởi hình ảnh trực quan, sinh động
- Hình ảnh minh họa phát huy tư duy và khả năng đánh giá vấn đề
- Hệ thống ý rõ ràng và đầy đủ, bố cục mạch lạc
- Trách được viết lan man, lủng củng và lặp ý
- Sắp xếp theo thứ tự hợp lý dẫn chứng phù hợp
- Từ một sơ đồ tư duy có thể sáng tạo thành nhiều bài văn khác nhau
  • Lưu ý
- Sơ đồ là phần chung, còn bài làm là sản phẩm cá nhân
- Dù bài làm yêu cầu  400 chữ hay chỉ 200 chữ thì bạn vẫn phải đảm bảo những ý căn bản
- Sơ đồ tư duy chỉ là một công cụ hỗ trợ bạn thế nên đừng để khung sơ đồ hạn chế khả năng diễn đạt, sáng tạo và bày tỏ cảm xúc của bạn

LỜI KẾT: Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một BẢO BỐI thực sự giúp các bạn có thể tự tin giải quyết bài nghị luận xã hội một cách dễ dàng. Mong rằng các bạn sẽ luyện tập nhiều hơn với phương pháp này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Học văn thật dễ dàng với sơ đồ tư duy





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn văn ngắn gọn bằng sơ đồ tư duy, khắc ghi kiến thức

Gảy 4 nốt nhạc bạn đã CHINH PHỤC được nghị luận xã hội 200 chữ

Chữ người tử tù (phần 1): Phân tích bằng sơ đồ tư duy