Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn sẽ cân được mọi bài đọc hiểu(Phần 1)

Xin chào các thành viên trong gia đình Hocvan12! Hôm nay mình cực kì, cực kì sốt ruột để chia sẻ cho các bạn bài viết này, một bài viết mà mình đã mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu về "10 câu hỏi đọc hiểu " này và mong rằng nó sẽ đem lại hiệu quả cao nhất giúp các bạn đạt điểm tối đa trong bài đọc hiểu văn bản.

Mình đã tổng hợp các cách ra đề của vài năm gần đây từ đề thi THPT Quốc gia đến các đề thi ở trường, kể cả các đề dự phòng hay là đề mẫu, cùng với đó là các cách ra đề của các thầy cô bộ môn văn trong các giờ kiểm tra... Để tổng hợp lại 10 câu hỏi đọc hiểu mà có mật độ xuất hiện nhiều nhất và chắc chắn đề THPT Quốc Gia cũng sẽ không nằm ngoài (mình chắc chắn là như vậy ).

Vậy nên, hãy nhớ kĩ 10 câu hỏi và cách làm của mỗi câu, bạn sẽ có một công cụ tốt để làm được bài đọc hiểu một cách dễ dàng. Đợi chờ gì nữa mà không bắt đầu thôi.

XEM THÊM:  Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn có cân được mọi bài đọc hiểu (Phần 2 )

Các câu hỏi trong phần đọc hiểu

1.  Dạng câu hỏi số 1:Nhận diện phong cách ngôn ngữ.

Đây là một câu hỏi rất hay xuất hiện ở trong mọi đề thi, nó thường nằm ở câu 1 của phần đọc hiểu và chiếm 0.5đ. Chính vì thế, để làm được câu này là hoàn toàn đơn giản các bạn chỉ cần nhớ khái niệm của mỗi phong cách ngôn ngữ là có thể giải quyết dễ dàng.

2. Dạng câu hỏi số 2: Phương thức biểu đạt.

Câu hỏi này cũng tương tự như trên và nó cực kì đơn giản để mọi người có thể kiếm được 0,5đ.

3. Dạng câu hỏi số 3: Thao tác lập luận.

Đây là một câu hỏi trong phần 1 của bài đọc hiểu nhưng điều đáng nói và cũng hơi buồn đó là rất nhiều bạn không làm được câu hỏi này, và cũng rất nhiều bạn có sự  nhầm lẫn tai hại là không phân biệt được như thế nào là thao tác lập luận và phương thức biểu đạt.

4. Dạng câu hỏi số 4: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả.

Câu hỏi này chắc chắn đã rất quen thuộc với các bạn. Hầu như (mình nói hầu như chứ không phải tất cả ) bài nào cũng có câu này và nó thuộc vào câu hỏi số 2 hoặc số 3 trong phần đọc hiểu. Tuy là quen thuộc nhưng để lấy 1 điểm  của nó thì không phải dễ dàng. Nhưng các bạn yên tâm trong phần 2 của bài viết này mình sẽ cho các bạn thấy "câu thần chú để mở mọi cách cửa " đối với câu hỏi này.

5. Dạng câu hỏi số 5: Phân biệt thể thơ

6. Dạng câu hỏi số 6: Xác định nội dung chính của văn bản

7. Dạng câu hỏi số 7: Xác định câu chủ đề và cấu trúc đoạn văn

8. Dạng câu hỏi số 8: Từ bài đọc hiểu trên, anh chị hãy rút ra cho bản thân mình một bài học sâu sắc nhất/ một thông  điệp ý nghĩa nhất.

Đây là câu hỏi có khả năng vào rất cao, mình xin nhắc lại là rất cao. Vì một vài năm gần đây kiểu hỏi này rất được ưa chuộng trong cả thi cử hay kiểm tra...

9.  Dạng câu hỏi số 9: anh/ chị suy nghĩ thế nào về...anh/ chị hiểu như thế nào về...(một vấn đề nào đó được trích ra một văn bản )

Câu hỏi này thuộc vào câu 3 hoặc câu 4 của bài đọc hiểu và chắc chắn nhiều bạn sẽ cảm thấy khó khăn với câu hỏi này.

10. Dạng câu hỏi số 10: Tại sao các giả lại nói:"... "

Kiểu câu này khá giống với câu hỏi số 9 và đòi hỏi bạn phải trình bày khá chi tiết vì đây là một câu hỏi 1đ.

Trên đây, là 10 câu hỏi cực kì quan trọng và chắc chắn 4 trong số 10 câu hỏi này sẽ có mặt trong mọi đề từ đề kiểm tra tới đề thi của các bạn. Hãy nhớ kĩ 10 câu hỏi này và xem thêm cách làm chi tiết của  từng câu hỏi ở phần 2 của bài viết (mình chưa ra làm 2 phần vì nếu gộp lại làm một sẽ khiến cho bài viết quá dài và các bạn sẽ bị nhàm chán khi đọc )

XEM THÊM: Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn có cân được mọi bài đọc hiểu (Phần 2 )


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn văn ngắn gọn bằng sơ đồ tư duy, khắc ghi kiến thức

Gảy 4 nốt nhạc bạn đã CHINH PHỤC được nghị luận xã hội 200 chữ

Chữ người tử tù (phần 1): Phân tích bằng sơ đồ tư duy