Nắm giữ nghị luận văn học trong tay chỉ bằng một nốt nhạc
Hey! Rất vui khi được gặp lại các Rick Kid của Hocvan12 nha. Bắt kịp phong trào thì mình cũng "show " cho các bạn biết luôn là giá trị bộ đồ của mình gồm có: áo mẹ mua, quần bố tặng và điện thoại cũng là của anh hai mua cho, nói chung trên người mình toàn đồ "free " hết có cho cũng chả ai lấy. Thế nhưng trong tay mình đang nắm giữ một bí mật cực kì là quan trọng và chắc chắn nó sẽ giúp ích cho rất nhiều người đó nha. Đặc biệt là các bạn teen 2001 sắp sửa bước vào năm học mới và chuẩn bị cho kì thi THPTQG. Và không vòng vo nữa mình sẽ tiết lộ ngay bí mật đó cho các bạn vì vốn dĩ mình không phải là người keo kiệt cho dù mình chả có gì để keo kiệt cả và cũng coi như một món quà nhỏ cho những độc giả của Hocvan12.
Và cái bí mật to đùng mình đang nắm giữ đó chính là TUYỆT CHIÊU giúp các bạn có thể làm chủ dạng bài nghị luận văn học chỉ trong một nốt nhạc. Nghe thì có vẻ khoa trương và các bạn có thể chưa tin vào điều mình nói. Thế nên các bạn có thể đọc hết bài viết này để tự mình kiểm chứng về hiệu quả của nó và cũng để thoát khỏi cái cảnh học văn trong sự nhàm chán, buồn ngủ và tuyệt vọng trước một núi kiến thức cần phải ghi nhớ trong mỗi văn bản. Ôi mới nhắc lại một chút về lối học văn theo cách truyền thống thôi là mình đã cảm thấy lạnh cả người vì mình đã chán ghét cách học này từ bao đời rồi.
Linh tinh vậy đủ rồi, bây giờ mình sẽ chứng minh cho các bạn thấy được lợi ích lớn nhất của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong việc ghi nhớ kiến thức và làm bài văn nghị luận văn học là như thế nào nha.
XEM THÊM: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI SAO? THẬT ĐƠN GIẢN VỚI BẢO BỐI NÀY
XEM THÊM: BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA BÀI ĐỌC HIỂU VỚI SƠ ĐỒ TƯ duy
Cho dù muốn làm gì, muốn viết gì trong bài làm đi chăng nữa thì việc đầu tiên khi bắt tay vào làm một bài nghị luận văn học đó là phải xác định được đề bài đã cho thuộc kiểu bài nào. Theo cấu trúc đề thi hiện nay thì bài nghị luận văn học chủ yếu thuộc kiểu bài nghị luận so sánh hai vấn đề, hai đối tượng, thế nhưng khi đi thi hay kiểm tra trên lớp thì các thầy cô vẫn thường xuyên đưa vào các kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi; nghị luận về tác phẩm, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Việc xác định được kiểu bài bài ngay từ khi đọc đề sẽ giúp cho bạn ngay lập tức hình dung ra được kiểu sơ đồ tư duy nào phù hợp với đề bài này và bạn sẽ hình dung ra được tổng quan bài văn của mình sẽ cần gì. Khi đó hãy tiếp vào công việc tìm hiểu đề bằng cách trả lời cho câu hỏi: Đề bài hỏi về đối tượng nào, đối tượng đó ra sao, như thế nào? Đề bài yêu cầu cần làm gì với đối tượng đó...
Và thường thì sẽ có 2 dạng đề đó là đề nổi và đề chìm, với đề nổi thì các bạn có thể dễ dàng tìm ra được luận đề của đề bài nhưng còn đề chìm đòi hỏi bạn phải nhớ về tác phẩm, từ đó liên hệ với đề bài để tìm luận đề và hãy nhớ lại lúc trước bạn xác định đề bài thuộc kiểu bài nào nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn vì mỗi kiểu bài sẽ có những cách hỏi khác nhau.
Sau khi hoàn thành xong những việc trên mình khuyên bạn nên ghi thật to, thật rõ luận đề của đề bài ra giấy và đặt trước mặt mình vì việc làm đó chính là bạn đã xác định cho mình một hình ảnh trung tâm của toàn bài và từ đó chỉ cần tô màu, trang trí cho hình ảnh là bạn đã hoàn thành một nửa bài văn của mình.
Ví dụ trong bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm ) một bài thơ khá dài và nhiều kiến thức thì việc bạn cần làm là vẽ một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh và ghi nhớ luận điểm là các nhánh có cỡ chữ to, lớn hơn nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ được bài thơ có bao nhiêu luận điểm. Từ đó tiếp tục các luận cứ và các dẫn chứng chứng minh. Hãy đếm xem luận điểm đó có bao nhiêu luân cứ rồi ghi số tương tự trên đầu từng luận điểm và như vậy với các luận cứ làm như vậy khi bạn nhớ tới mỗi luận điểm luận cứ thì bạn sẽ biết ngay là nó sẽ gồm bao nhiêu ý và kiến thức ngay lập tức được gợi nhớ lại trong đầu bạn, yên tâm là sẽ không bao giờ lo chuyện thiếu ý.
Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ lại toàn bộ kiến thức một cách dễ dàng và phát thảo nó trong phòng thi. Công việc cuối cùng đó là dựa vào công thức đã có sẵn, hãy hoàn thành bài văn của mình.
Cuối cùng mình sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy tổng quát của các kiểu bài nghị luận văn học thông dụng nhất. Các bạn dựa vào để xác định kiểu bài ở bước một và hoàn thành sơ đồ ở bước hai nha.
Mong rằng bài viết này của mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được dạng bài nghị luận văn học nha. Đây là một dạng bài khó và khó có thể đạt được điểm tối đa thế nhưng để đạt được 90% điểm số ở dạng bài này là điều hoàn toàn vừa sức khi các bạn vận dụng tốt sơ đồ tư duy và việc ghi nhớ kiến thức và phát thảo ý. Ngoài ra, trong thời gian sắp tới mình sẽ chia sẻ sâu hơn cho các bạn cách ứng dụng sơ đồ tư duy vào làm bài đọc hiểu, nghị luận xã hội. nghị luận văn học... Bằng các văn bản gồm cả sơ đồ và bài viết phân tích phía dưới. Các bạn có thể đăng kí gmail để mình có thể gửi tặng serial bài tập đọc hiểu và nhận thêm nhiều bài viết mới.
XEM THÊM: HỌC VĂN THẬT DỄ DÀNG VỚI SƠ ĐỒ TƯ DUY
Và cái bí mật to đùng mình đang nắm giữ đó chính là TUYỆT CHIÊU giúp các bạn có thể làm chủ dạng bài nghị luận văn học chỉ trong một nốt nhạc. Nghe thì có vẻ khoa trương và các bạn có thể chưa tin vào điều mình nói. Thế nên các bạn có thể đọc hết bài viết này để tự mình kiểm chứng về hiệu quả của nó và cũng để thoát khỏi cái cảnh học văn trong sự nhàm chán, buồn ngủ và tuyệt vọng trước một núi kiến thức cần phải ghi nhớ trong mỗi văn bản. Ôi mới nhắc lại một chút về lối học văn theo cách truyền thống thôi là mình đã cảm thấy lạnh cả người vì mình đã chán ghét cách học này từ bao đời rồi.
Linh tinh vậy đủ rồi, bây giờ mình sẽ chứng minh cho các bạn thấy được lợi ích lớn nhất của việc áp dụng sơ đồ tư duy trong việc ghi nhớ kiến thức và làm bài văn nghị luận văn học là như thế nào nha.
1: Làm chủ bài văn nghị luận văn học chỉ trong 3 bước.
Giống như cấu trúc của việc làm văn nghị luận xã hội hay đọc hiểu văn bản thì việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào nghị luận văn học cũng chỉ cần 3 bước đơn giản:XEM THÊM: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI SAO? THẬT ĐƠN GIẢN VỚI BẢO BỐI NÀY
XEM THÊM: BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM TỐI ĐA BÀI ĐỌC HIỂU VỚI SƠ ĐỒ TƯ duy
Bước 1: Tìm hiểu đề, xác định kiểu sơ đồ.
Cho dù muốn làm gì, muốn viết gì trong bài làm đi chăng nữa thì việc đầu tiên khi bắt tay vào làm một bài nghị luận văn học đó là phải xác định được đề bài đã cho thuộc kiểu bài nào. Theo cấu trúc đề thi hiện nay thì bài nghị luận văn học chủ yếu thuộc kiểu bài nghị luận so sánh hai vấn đề, hai đối tượng, thế nhưng khi đi thi hay kiểm tra trên lớp thì các thầy cô vẫn thường xuyên đưa vào các kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm đoạn trích văn xuôi; nghị luận về tác phẩm, đoạn thơ; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Việc xác định được kiểu bài bài ngay từ khi đọc đề sẽ giúp cho bạn ngay lập tức hình dung ra được kiểu sơ đồ tư duy nào phù hợp với đề bài này và bạn sẽ hình dung ra được tổng quan bài văn của mình sẽ cần gì. Khi đó hãy tiếp vào công việc tìm hiểu đề bằng cách trả lời cho câu hỏi: Đề bài hỏi về đối tượng nào, đối tượng đó ra sao, như thế nào? Đề bài yêu cầu cần làm gì với đối tượng đó...
Và thường thì sẽ có 2 dạng đề đó là đề nổi và đề chìm, với đề nổi thì các bạn có thể dễ dàng tìm ra được luận đề của đề bài nhưng còn đề chìm đòi hỏi bạn phải nhớ về tác phẩm, từ đó liên hệ với đề bài để tìm luận đề và hãy nhớ lại lúc trước bạn xác định đề bài thuộc kiểu bài nào nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn vì mỗi kiểu bài sẽ có những cách hỏi khác nhau.
Sau khi hoàn thành xong những việc trên mình khuyên bạn nên ghi thật to, thật rõ luận đề của đề bài ra giấy và đặt trước mặt mình vì việc làm đó chính là bạn đã xác định cho mình một hình ảnh trung tâm của toàn bài và từ đó chỉ cần tô màu, trang trí cho hình ảnh là bạn đã hoàn thành một nửa bài văn của mình.
Bước 2: Gợi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Sau khi xác định được hình ảnh được hình ảnh trung tâm của toàn bài bước tiếp theo đó là gợi nhớ lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy văn học. Nhưng trước khi gợi nhớ được một núi kiến thức lớn như vậy thì bạn phải ghi nhớ nó đã. Có 1 cách để ghi nhớ kiến thức nhanh và hiệu quả nhất đó chính là sử dụng sơ đồ tư duy.Ví dụ trong bài thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm ) một bài thơ khá dài và nhiều kiến thức thì việc bạn cần làm là vẽ một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh và ghi nhớ luận điểm là các nhánh có cỡ chữ to, lớn hơn nó sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ được bài thơ có bao nhiêu luận điểm. Từ đó tiếp tục các luận cứ và các dẫn chứng chứng minh. Hãy đếm xem luận điểm đó có bao nhiêu luân cứ rồi ghi số tương tự trên đầu từng luận điểm và như vậy với các luận cứ làm như vậy khi bạn nhớ tới mỗi luận điểm luận cứ thì bạn sẽ biết ngay là nó sẽ gồm bao nhiêu ý và kiến thức ngay lập tức được gợi nhớ lại trong đầu bạn, yên tâm là sẽ không bao giờ lo chuyện thiếu ý.
Bằng cách này bạn sẽ dễ dàng gợi nhớ lại toàn bộ kiến thức một cách dễ dàng và phát thảo nó trong phòng thi. Công việc cuối cùng đó là dựa vào công thức đã có sẵn, hãy hoàn thành bài văn của mình.
Đánh số trên mỗi luận điểm sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn |
Bước 3: Viết bài
Hãy viết bài dựa vào sơ đồ và theo phong cách của cá nhân bạn, đừng câu nệ theo lối diễn đạt của bất cứ ai (đặc biệt đừng bao giờ đi học thuộc một bài văn mỗi nào đó vì nó chỉ khiến cho bạn thêm nặng nề mà thôi ). Hãy tạo cho bài văn một điểm nhấn bằng văn phong của bạn khi đó người chấm sẽ có cảm giác hứng thú hơn và đọc kĩ bài văn của bạn hơn. Vừa phát huy lối diễn đạt của bản thân vừa đi theo các ý mà sơ đồ tư duy bạn đã soạn điều đó sẽ giúp bài làm của bạn đảm bảo đủ ý, viết có hệ thống, vừa thoải mái nhẹ nhàng khi viết bài.Cuối cùng mình sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy tổng quát của các kiểu bài nghị luận văn học thông dụng nhất. Các bạn dựa vào để xác định kiểu bài ở bước một và hoàn thành sơ đồ ở bước hai nha.
Mong rằng bài viết này của mình sẽ giúp cho bạn làm chủ được dạng bài nghị luận văn học nha. Đây là một dạng bài khó và khó có thể đạt được điểm tối đa thế nhưng để đạt được 90% điểm số ở dạng bài này là điều hoàn toàn vừa sức khi các bạn vận dụng tốt sơ đồ tư duy và việc ghi nhớ kiến thức và phát thảo ý. Ngoài ra, trong thời gian sắp tới mình sẽ chia sẻ sâu hơn cho các bạn cách ứng dụng sơ đồ tư duy vào làm bài đọc hiểu, nghị luận xã hội. nghị luận văn học... Bằng các văn bản gồm cả sơ đồ và bài viết phân tích phía dưới. Các bạn có thể đăng kí gmail để mình có thể gửi tặng serial bài tập đọc hiểu và nhận thêm nhiều bài viết mới.
XEM THÊM: HỌC VĂN THẬT DỄ DÀNG VỚI SƠ ĐỒ TƯ DUY
Nhận xét
Đăng nhận xét