Mở bài, kết bài hay. Thực sự khó như vậy sao ?

Sau một số bài viết phân tích và bình luận chuyên sâu về một số văn bản, mình nhận được rất nhiều ý kiến có chung nội dung: "Mở bài và thân bài sao lại khó viết quá, viết mãi cũng không sao vừa ý."  Mình cũng đã phần nào hiểu ra vấn đề mà các bạn đang gặp phải và một số lý do mà dẫn đến những khó khăn trong việc viết được một mở bài, kết bài ưng ý nhất. Chính vì thế, bài viết hôm nay mình sẽ giúp các bạn giải quyết được vấn đề đó qua một vài mẹo nhỏ sau đây.

Nhưng trước khi tới với giải pháp thì mọi người cũng nên hiểu rõ nguyên nhân vì sao mình lại cảm thấy khó trong việc viết mở bài, kết bài. Biết được nguyên nhân rồi thì mới có thể nắm chắc được phương pháp giải quyết cho những vấn đề mình gặp phải.
Mở bài, kết bài hay.


Liên quan:
Gảy 4 nốt nhạc bạn đã CHINH PHỤC được nghị luận xã hội 200 chữ

Đếm 1, 2, 3, 4, 5 để lấy lại hứng thú học tập

Những điều cần lưu ý để chọn được sách tham khảo tốt

I: Cách viết mở bài hay và đạt điểm tối đa của giám khảo

Bạn hãy nhớ có một mở bài hay tức là bạn đã gây một ấn tượng tới giám khảo, họ sẽ có hứng thú khi đọc và chấm bài của bạn. Đó sẽ là một lợi thế không hề nhỏ.

1. Cách 1: Trích dẫn lời tâm sự lời chia sẻ của tác giả.

Cách này đòi hỏi bạn phải nhớ một lời tâm sự, một lời bàn luận mà tác giả mình muốn viết đã nói. Điều này đòi hỏi bạn phải tìm tòi và đọc nhiều và tất nhiên điều bạn nhận được đó là sẽ có một mở bài hay và gây ấn tượng. Cấu trúc của nó như sau:

"Đã có lần nhà văn/nhà thơ.... đã nói:.... Và đó là lí do để ..... ra đời với tất cả những thương quý của.... và cả những ánh ngời trên trang sách."

Nhưng chỗ "..." bạn phải điền  vào đó là lời tâm sự, trích dẫn, tác giả, tác phẩm. Mình sẽ lấy cấu trúc đó để mở bài cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài:

"Đã có lần nhà văn Tô Hoài đã nói:"đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù!” (trở lại! Trở lại!)..."  đó là lí do để tác phẩm Vợ Chồng A Phủ ra đời với tất cả những thương quý của. nhà văn Tô Hoài và cả những ánh ngời trên trang sách."

Hoặc bạn cũng có thể trích dẫn những lời bình của các nhà phê bình văn, những câu nói hay về tác giả để có thể dẫn dắt người đọc. Đây là một kiểu mở bài khá khó đòi hỏi bạn phải nhớ được những chi tiết ngoài sách giao khoa. Bạn nào ham đọc và có trí nhớ tốt có thể làm theo cách này. Nếu không mình có cách khác dễ hơn.
Mở bài, kết bài hay.

2. Cách 2: Áp dụng cho mọi loại mở bài

Đối với cách 2 này bạn có thể trích dẫn những lý luận văn học để làm lời dẫn hay, lôi cuốn người đọc. Và cách làm này mình thấy nhiều ở những bạn học sinh giỏi. Thế nhưng với muôn vàn những trích dẫn lý luận văn học hay thì mình đã chọn ra một trích dẫn có thể thích hợp cho mọi loại đề bài. Chỉ cần một chút tinh ý, thêm bớt, các bạn có thể áp dụng cho mọi loại mở bài. Cấu trúc như sau:

"Kiến trúc có thể được gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo là “âm nhạc cơ thể”, âm nhạc là “kiến trúc của âm thanh”, hội họa là “khúc biến tấu của màu sắc”; Một tác phẩm văn học có thể coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và cảm xúc. Và có một bàn yến tiệc như thế, rất thịnh soạn đầy đủ dư vị của cảm xúc của nhà văn/ nhà thơ… đã bày sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là …và là… - …"

Mình sẽ lấy cách này để mở bài cho tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
"Kiến trúc có thể được gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo là “âm nhạc cơ thể”, âm nhạc là “kiến trúc của âm thanh”, hội họa là “khúc biến tấu của màu sắc”; Một tác phẩm văn học có thể coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và cảm xúc. Và có một bàn yến tiệc như thế, rất thịnh soạn đầy đủ dư vị  cảm xúc của nhà văn Nguyễn Trung Thành đã bày sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là tác phẩm Rừng Xà Nu"

Đó là 2 cách mở bài mà mình gợi ý cho mọi người. Và đã có mở bài hay thì đồng nghĩa với việc bạn cũng nên có một kết bài hoàn chỉnh, lột tả được khái quát tác phẩm và để lại cho người đọc một "điểm kết thúc" đầy lưu luyến.

XEM THÊM: Chữ người tử tù (phần 1): Phân tích bằng sơ đồ tư duy

II: Cách viết kết bài hay cho mọi đề

Mình thấy kết bài là phần mà mọi người viết rất sơ sài nhất, thường là: "Nói tóm lại, vì vậy, tác phẩm lọ kia thể hiện..." Đây là một kiểu kết bài rất phổ thông và nó làm cho đoạn kết thúc bài viết của mình bị nhạt nhòa, không lột tả được ý nghĩa, những trăn trở của tác phẩm. Mình có một cách kết bài cũng là tóm lại nhưng...

1. Cách 1: Tóm lại...

"Tóm lại, bằng ngòi bút tài hoa của mình tác giả... đã mang đến cho tác phẩm ... một nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt của hình tượng nhân vật/sự vật... , một nhân vật/sự vật tiêu biểu cho... Qua đó đã tôn lên giá trị của tác phẩm. Vì vậy mấy chục năm qua đi tác phẩm... vẫn luôn sáng giá và bất tử với thời gian"

Mình sẽ lấy chính tác phẩm Rừng Xa Nu ở trên để thử kết bài theo cách này nha:
"Tóm lại, bằng ngòi bút tài hoa của mình tác giả Nguyễn Trung Thành đã mang đến cho tác phẩm Rừng Xà Nu, một nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt của hình tượng nhân vật Tnú một nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng, gan dạ, thủy chung, bất khuất của con người nơi đây. Qua đó đã tôn lên giá trị của tác phẩm. Vì vậy mấy chục năm qua đi tác phẩm Rừng Xà Nu vẫn luôn sáng giá và bất tử với thời gian".
Mở bài, kết bài hay.

2. Cách 2

Đây là một kết bài mà mình rất yêu thích và làm cho mọi kết bài khi mình còn đi học và cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá tích cực về kết bài này của mình. Vậy nên mình sẽ chia sẻ cho mọi người vì khi số đông đã đánh giá tích cực rồi thì có lẽ giám khảo cũng sẽ coi đó là một kết bài hoàn chỉnh:

"Hemingway từng nói: Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó. Bởi vì đó là sản phẩm lao động bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có thể vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay trong những tác phẩm ấy chúng ta có... của ... Cảm ơn... đã "Cắm một cây sào sáng tạo" để đưa tác phẩm... - một tác phẩm văn học của lòng nhân, của đức tin và của giá trị sống về những con người chân thiện, để chúng ta hiểu rằng..."

Mình sẽ làm mẫu với bài Tây Tiến của Quang Dũng:
"Hemingway từng nói: Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử riêng của nó. Bởi vì đó là sản phẩm lao động bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm văn học chân chính mới có thể vượt qua được quy luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh viễn. May thay trong những tác phẩm ấy chúng ta có Tây Tiến của Quang Dũng Cảm ơn nhà thơ Quang Dũng đã "Cắm một cây sào sáng tạo" để đưa tác phẩm Tây Tiến - một tác phẩm văn học của lòng nhân, của đức tin và của giá trị sống về những con người chân thiện, để chúng ta hiểu rằng trong những năm tháng khói lửa ấy đã có những chàng trai ra đi với tinh thần sáng ngời."

Đây là những cách mở bài, kết bài hay mà mình vẫn thường dùng mong rằng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc nhanh chóng giải quyết phần mở bài và kết bài.

LIÊN QUAN:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyên Ngôn Độc Lập: Soạn văn ngắn gọn bằng sơ đồ tư duy, khắc ghi kiến thức

Gảy 4 nốt nhạc bạn đã CHINH PHỤC được nghị luận xã hội 200 chữ

Chữ người tử tù (phần 1): Phân tích bằng sơ đồ tư duy