Tuyên Ngôn Độc Lập (phần 2): có ý kiến cho rẳng:" Đây là tác phẩm nối tiếp các áng hùng văn..."
Đề bài: "Bàn về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có ý kiến cho
rằng: “Tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất vấn chương
tháng tư tưởng lớn lao thời đại mới. Có ý kiến khác lại cho rằng: “Đây là tác
phẩm nổi tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng Văn trong quá khứ”. Từ việc
phân tích hệ thống lập luận của tác phẩm, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến
trên Vận dụng sơ đồ tư duy làm bài hoàn chỉnh"
A/ Mở bài:
Âm hưởng của cung đàn có
thể dư âm mãi trong lòng thính giả bởi người nghệ sĩ tài hoa. Một lời nói có
thể trường tồn cùng lịch sử. Cũng như có những áng thiên cổ hùng vẫn không bị
chôn vùi trong quá khứ. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt hào sảng vàng bên dòng
sông Như Nguyệt trong cuộc chiến chống quân Tống. Sau khi đuổi giặc Minh,
Nguyễn Trãi tự hào thay mặt Lê Lợi viết bản Bình Ngô đại cáo. Và sau hơn 80 năm
quật khởi chống lại ách xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, khúc khải hoàn ca
Tuyên ngôn Độc lập lại một lần nữa vang lên trên quảng trường Ba Đình lịch sử:
nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một
nước tự do độc lập. Có ý kiến cho rằng “Tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại
mới. Có ý kiến khác lại cho rằng: “Đây là tác phẩm nối tiếp tự nhiên các áng
thiên cổ hùng văn trong quá khứ” Cả hai nhận định trên đều đã góp phần làm nổi
bật giá trị của bản tuyên ngôn bất hủ này.
B/ Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
Tuyên ngôn Độc lập ra đời
trong hoàn cảnh trên thế giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc (Hồng
quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức, Nhật đầu hàng Đồng minh).Trong
nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Ngày 26 tháng 8 năm 1945 Chủ
tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, soạn thảo bản Tuyên ngôn
Độc lập. Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân Chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình,
Hà Nội:
Hôm nay sáng mùng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu con tim chờ, chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
(Tố Hữu)
Tuyên ngôn Độc lập viết để hướng tới đồng bào cả nước những
người hơn 80 năm qua rên xiết dưới ách xâm lược của thực dân Pháp và phát xít
Nhật. Đối tượng hướng tới của bài Tuyên ngôn còn là nhân dân trên toàn thế
giới. Phần cuối của tác phẩm, Bác đã viết:“vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính
phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với
thế giới rằng:” Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn còn giúp chúng ta nhận thấy
đối tượng hướng tới của tác phẩm còn là các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế
đang nuôi dã tâm tái nô dịch đất nước ta đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ.
![]() |
Tác giả: Hồ Chí Minh |
2. Giải thích ý kiến:
Trong một dung lượng câu chữ nhỏ hẹp của bản Tuyên ngôn, người
đọc bắt gặp những tư tưởng lớn lao của dân tộc và thời đại. Tuyên ngôn Độc lập
trước hết đã tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước và tự hào của văn học
Việt Nam, là nơi kết đọng tình yêu đất nước của con người Việt Nam đầu thế kỉ
XX. Tuyên
ngôn Còn có sự gặp gỡ về tư tưởng với các áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử ở
thái độ căm ghét tối tác của kẻ thù xâm lược nỗi đau đó khi giang sơn gấm vóc
bị giày xéo và hơn hết là khát vọng hòa bình cháy bỏng.
Độc lập dân tộc, khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của
nhân dân Việt Nam mà còn là giấc mơ vĩnh hằng và đẹp đẽ của toàn nhân loại đầu
thế kỉ XX. Tư tưởng ấy khát vọng ấy đã được Hồ Chí Minh thể hiện thật cảm động
trong bản Tuyên ngôn Độc Lập. Độc lập dân tộc điều tưởng như là lẽ đương nhiên
mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người, mỗi dân tộc lập trở thành khát vọng của
nhân loại. Từ quyền con người Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền dân tộc
và đặt ra cho mỗi dân tộc đặc biệt là các dân tộc bị áp bức khắp Á - Phi - Mĩ
Latinh nhu
cầu cần phải đấu tranh để giành độc lập. Tư tưởng mang vóc dáng của thời đại ấy
được thể hiện trong câu văn thật khiêm nhường:"Suy rộng ra câu ấy có nghĩa
là tất cả các dân tộc trên thế giới, sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
3. Phân tích và chứng minh:
3.1. Tuyên ngôn Độc lập mang tư tưởng lớn lao của thời đại:
Trước hết, đây là một áng văn chính luận mẫu mực. Sức thuyết
phục mạnh mẽ được toát ra từ lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép đến bằng chứng không ai chối
cãi được. Khép lại lời mở đầu Hồ Chí Minh khẳng định: "Đó là những lẽ phải
không thể nào chối cãi được”. Hồ Chí Minh đã nhắc đến lẽ phải ở đây không có gì
khác chính là quyền bình đẳng, quyền sống tự do, sung sướng hạnh phúc của mỗi
một cá nhân, một dân tộc. Chân lí ấy"không ai chối cãi được” vì nó đã rành
rành ghi lại trong các bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi
người đều sinh và có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền đây, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc. Bản luyện ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp
năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đây là những bản tuyên ngôn từng vang lên
sau những cuộc cách mạng lớn trong lịch sử, gắn liền với niềm tự hào của loài
người tiến bộ. Nói lẽ phải tức là nói đến chân lí khách quan, đúng đắn, thuyết
phục được mọi người và được người ta mặc nhiên thừa nhận. Có như vậy mới bác bỏ
được mọi lời “chối cãi” đi ngược với nó. Bác đã nêu một chân lý có tính
khái quát, và khéo léo tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ
xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
Cách lập luận lại vừa
kiên quyết: Dùng lập luận gậy ông đập lưng ông, lấy chính lí lẽ thiêng liêng
của tổ tiên chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng. Nếu
Pháp và Mĩ cố tình đi ngược lại tức là họ đã phủ nhận chính tổ tiên của mình,
làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo đã từng là niềm tự hào của cha ông họ. Đồng thời
Người ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc đặt ba cuộc cách mạng, ba bản
tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau. Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh
phúc của con người (tuyên ngôn của Mỹ và Pháp) Bác suy rộng ra, nâng lên thành
quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới: Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do. Xã hội Âu Mĩ đầu thế kỉ XX luôn bị bao trùm bởi chủ nghĩa
cá nhân.
Những gì tuyên ngôn của họ đưa ra đều đáp ứng cho nhu cầu thuộc về cá
nhân, về cái tôi của mọi người. Chẳng có khái niệm dân tộc xuất hiện đúng hơn
là không có bóng dáng của lập trường dân tộc. Thực chất sự bình đẳng bác ái
được nêu ra kia chỉ đối với người da trắng, một nhóm người của xã hội ấy mà
thôi. Bởi thế đi từ cái tôi cá nhân của xã hội tư bản đến chủ nghĩa dân tộc là
cả một vấn đề. Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất
trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách
mạng làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân giành độc lập ở các nước thuộc địa Á, Phi,
Mĩ Latinh.
Chất tư tưởng của cách mạng là kết quả của một quá trình tiếp thu nhận thức của
thời đại trong hành trình tìm đường cứu nước từ năm 1911. Nói theo Chế Lan
Viên:“Nó tiếp tục bản yêu sách của nhân dân Việt Nam năm 1919 của ông Nguyễn Ái
Quốc, bản yêu sách có tên là Quyền của các dân tộc". Đó chính là chất mới,
chất thời đại của Hồ Chí Minh. Nó là sự kiện nóng hổi của thế kỉ XX chứ không
phải ở thế kỉ XVIII, XIV trước đó.
3.2. Tác phẩm tiếp nối tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong
quá khứ.
Thế kỉ XV, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện niềm
tự hào dân tộc khi đặt ngang các triều đại của Việt Nam bên cạnh các triều đại
đế vương Trung Quốc:
Từ Triều, Đình, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đến một phương.
Chân lí nghìn đời về sự độc lập cũng được khẳng định một cách
triệt để trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế Cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Xét về hoàn cảnh ra đời, áng văn nào cũng là một khúc khải hoàn
cả, ghi lại những thời điểm trọng đại đối với vận mệnh của đất nước. Hồ Chí
Minh đã tiếp nối truyền thống của một dân tộc anh hùng. Truyền thống ấy đi từ
lòng dân tộc, được những người con ưu tú nhất đại diện cho dân tộc nói về dân
tộc mình. Ta nhớ lại lời của Lý Thường Kiệt viết trong Lộ Bố: “Nay bản chức
vâng mệnh quốc vương, chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp làn sóng yêu
nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Ta nay ra quân
cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm”. Còn Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại
cáo thì nói “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Bản Tuyên ngôn của Bác đã lấy tư
tưởng dân tộc làm nền tảng để tiến xa hơn thế. Có tới tám lần Bác viết “dân
ta”, ba lần nói tới “đồng bào ta hầu như lúc nào cũng đã cập đến “nước ta, dân
tộc ta”. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì Bác là thành viên trong dân tộc ấy Bác
cùng sống, cùng gian khổ với người dân nên Bác hiểu rõ hơn ai hết, như người cha
luôn thấu hiểu những đứa con của mình, Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã
cụ thể hóa tội ác của giặc Minh:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi Con đỏ xuống hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế.
Thấm đẫm tinh thần dân tộc, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
cũng không khỏi xót xa trước những đau thương mất mát của dân ta và căm phẫn
trước tội ác của kẻ thù xâm lược. Hồ Chí Minh đã vạch rõ những tội ác của thực
dân Pháp reo rắc trên đất nước ta suốt hơn 80 năm qua: “Thế mà hơn 80 năm nay,
bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước
ta, áp bức đồng bào ta. Người phủ nhận hoàn toàn thái độ của Pháp, đã phản bội
lại lời lẽ của cha ông. Hai chữ “Thế mà” làm nổi bật quan hệ tương phản giữa lí
lẽ tốt đẹp và những hành động tội ác trắng trợn.
Pháp kể công"bảo hộ, bản
Tuyên ngôn lên án chúng:"Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông
Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng,
mở cửa nước ta rước Nhật” “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân
đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Pháp đã bán nước
ta hai lần cho Nhật”. Đảng bảo hộ đó còn quỳ gối mở cửa rước Nhật vào nước ta.
Còn đâu một nước mẹ Đại Pháp bảo hộ, chỉ còn một tên bại trận ti tiện và đớn
hèn.
Hồ Chí Minh đã kết tội thực dân Pháp một cách toàn diện và đanh thép,
những dẫn chứng người đưa ra vừa khái quát vừa cụ thể. Bóng đen của thực dân đã
bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc. Để tố cáo tội ác của Pháp, Hồ
Chí Minh dùng nhiều từ ngữ có tính biểu cảm cao như: dã man, thẳng tay, bể máu,
ngu dân, xương tủy, cướp không, tàn nhẫn để tăng cường hiệu quả diễn đạt và sức tố cáo cho bài văn nghị
luận. Đồng thời Người còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật tương phản, liệt kê.
Mỗi ý liệt kê lại được tách ra thành những đoạn văn riêng biệt. Để tô đậm ấn
tượng, có nhiều đoạn văn chỉ bao gồm một câu. Bên cạnh đó là những đoạn văn dài
ghi mốc thời gian cụ thể theo diễn biến sự kiện khiến cho người đọc có cảm
tưởng như đang lần giở những trang hồ sơ vụ án mà ở các trang ấy mỗi sự kiện
đều được kết luận, luận tội rõ ràng.
Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng, Tuyên ngôn
nói rõ: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật,
chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa"Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt
Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp” Đông Dương thuộc địa của Nhật, ta
giành lại chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp, Pháp nhân danh Đồng
minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, Tuyên
ngôn vạch rõ: Chính Pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương
cho Nhật. Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp
liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng
bố Việt Minh hơn nữa. Thật chỉ đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt
số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
Người đã bác bỏ luận điệu giả dối và lên
án tội ác dã man, đê tiện của chúng. "Khi Nhật đầu hàng Đồng
minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt
Nam dân Chủ Cộng hòa”. Chỉ có Việt Minh mới thuộc phe Đồng minh vì đứng
lên giải phóng dân tộc. Nhân dân ta đã lập nên một nước Việt Nam mới, đó là
thành quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ của cả dân tộc khiến cho
"Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị”. Từ đó Người tuyên bố
thoát ly hẳn quan hệ với Pháp xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp ký với nước
Việt Nam, thể hiện quyết tâm chống lại mọi âm mưu xâm lược: “Toàn dân Việt Nam,
trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Kêu gọi
cộng đồng quốc tế Công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam: Chúng tôi
tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở
các Hội nghị Tê – hê - răng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận
quyền độc lập của dân Việt Nam. Lời lẽ của Hồ Chí Minh vừa mềm dẻo vừa thắt
buộc, vừa kiên quyết, vừa lắng đọng tất cả niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết
chiến quyết thắng và niềm khao khát tự do của cả một dân tộc yêu chuộng hòa
bình. Từ đó Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa: Một dân tộc đã
gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 30 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về
phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân
tộc đó phải được độc lập!" . Bản Tuyên ngôn đã xây dựng hình tượng đất
nước, ban đầu là đất nước nhỏ bé với những người dân nô lệ lầm than, bị cùm kẹp
giữa xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật: bị chém
giết, đàn áp, đầu độc, bị bóc lột đến xơ xác tiêu điều. Hồ Chí Minh đã sử dụng
những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối để phác họa lại hình ảnh cả dân tộc
đói nghèo trong rơm rạ.
Dòng cảm xúc, tâm tư, tình cảm của Bác Hồ ẩn chứa trong tác
phẩm: Tuyên ngôn Độc lập là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh như có lần Người đã tâm sự.
Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc đá, đanh thép, đầy tính đối thoại, xác
định giá trị pháp lý của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc tình cảm của người
viết Tuyên ngôn. Bởi lẽ những lời tuyên bố trang trọng trên Quảng trường Ba
Đình lịch sử cho toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới là kết quả
của bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ trên chiến trường, trong trại tập
trung, trên máy chém, bao nhiêu tính mạng con người đã hi sinh. Mỗi dòng chữ là
chan chứa niềm tự hào khi sánh cách mạng dân tộc với những cuộc cách mạng lớn
trên thế giới.
Mỗi dòng chữ là một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được
độc lập tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao
rên xiết lầm than của nhân dân ta suốt hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Sức
thuyết phục của áng văn chính luận đối với người đọc không chỉ là hệ thống lập
luận sắc sảo, mẫu mực của nó mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả. Tiếp nối các áng hùng văn
trước đó, Tuyên ngôn Độc lập đã đem đến cho người đọc những suy tưởng về cội nguồn của dân tộc và
đánh thức lòng đoàn kết của nhân, đánh thức cả nỗi đau dân tộc: “Người đã đói
mọi cơn đói ngày xưa/ Người đã chết hai triệu lần năm đói 45 khủng khiếp”
(R.Rô- Tri - ghết).
Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập:
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó Vẫy hai tay
Cao Cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây
Độc lập là thành quả của một quá trình nhân dân ta, đất
nước ta vụt đứng lên lớn mạnh
với vóc dáng và sức sống mãnh liệt. Sức sống dân tộc đã hóa thân thành những tổ chức cách mạng là
Việt Minh bền bỉ kiên cường lãnh
đạo nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc. Vị thế của đất nước ta lớn mạnh
ngang tầm với các nước trong
phe Đồng minh chống phát xít. Tư tưởng dân tộc hòa quyện với tinh thần thời đại
làm nên sự trường tồn của chân lí của tuyên ngôn Độc lập.
C/ Kết luận:
Tuyên ngôn Độc lập một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước
và lòng căm thù giặc sâu sắc của cả dân tộc. Đó là sự nối tiếp, tiếp nhận những
tinh hoa từ cha anh. Để cuối cùng khai sinh ra đất nước Việt Nam dân chủ Cộng
hòa - đất nước được xây dựng từ bao xương máu và từ cả từ tinh thần của dân
tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét